Sóng Nhật trên thị trường bất động sản

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Mới đây, Quỹ đầu tư EXS Capital từ Nhật Bản đã rót 37 triệu USD vào công ty bất động sản Sơn Kim Land. Liệu điều này có mở màn cho một làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào thị trường bất động sản của Việt Nam?

    [/tomtat]
[chitiet]



Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – Giám đốc Đầu tư của Savills Việt Nam đã có quá trình làm việc với nhiều nhà đầu tư Nhật Bản muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Vậy nên, trả lời câu hỏi nhà đầu tư Nhật Bản muốn gì, ông cho biết, Savills Việt Nam đã nhận được những yêu cầu tư vấn đầu tư đối với dự án bất động sản ở nhiều phân khúc khác nhau. TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là hai địa điểm được nhà đầu tư Nhật Bản nhắm đến nhiều nhất.
Các nhà đầu tư Nhật Bản đang tập trung vào phân khúc cao ốc văn phòng và căn hộ dịch vụ
Nhà đầu tư Nhật chấp nhận đi vòng
Các thương vụ bất động sản thương mại thường được phân tích dựa trên tỷ suất sinh lời. Tỷ suất này được tính bằng thu nhập ròng hàng năm mà tài sản mang lại trên giá giao dịch. Với cùng một khoản đầu tư, tài sản mang lại thu nhập ròng cao hơn sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn. Hiện tại, tỷ suất sinh lời trung bình của các bất động sản thương mại đã giao dịch hoặc đang hiện hữu trên thị trường Việt Nam cao hơn so với các bất động sản thương mại tại các thị trường lân cận. Bên cạnh đó, với những dấu hiệu “chạm đáy” đã được quan sát và nhận định trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam hứa hẹn những cơ hội đầu tư vượt trội so với các thị trường trong khu vực, vị đại diện Savills Việt Nam phân tích. TP.Hồ Chí Minh với vị thế là trung tâm thương mại và kinh tế lớn nhất Việt Nam luôn được xem là năng động hơn các thành phố khác trong cả nước, và vì thế cũng được kỳ vọng sẽ là điểm sáng khi thị trường phục hồi.
Sở thích ăn chắc mặc bền của các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn thể hiện ở cách thức chọn đối tác và triển khai dự án bất động sản. Ông Khương cho biết, cao ốc văn phòng và căn hộ dịch vụ, đang được nhà đầu tư Nhật Bản tập trung tìm kiếm vì đem lại dòng tiền ổn định lâu dài. Ngoài ra, một số nhà bán lẻ lớn của Nhật Bản cũng có dự tính đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, trung tâm thương mại, khách sạn, khu dân cư hay khu công nghiệp cũng được những nhà đầu tư có chuyên môn của Nhật Bản nhắm tới. Rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản là nhà phát triển dự án vẫn đang tích cực tìm kiếm những khu đất ở vị trí đắc địa, đặc biệt là trong trung tâm thành phố để phát triển dự án theo tiêu chuẩn của mình. Tuy nhiên, không dễ tìm được các khu đất này, cộng với những rủi ro ngắn hạn về mặt thị trường khiến các nhà đầu tư phải tìm cách gia nhập thị trường bằng cách nhận chuyển nhượng những tòa nhà đang hoạt động tốt. Điều này tạo tiền đề cho việc phát triển danh mục dự án của họ trong giai đoạn tiếp sau.
Nhưng yêu cầu rất cao
Chỉ các dự án có vị trí đắc địa, hồ sơ giấy tờ pháp lý minh bạch, không vướng những vấn đề về đền bù giải tỏa, cấu trúc sở hữu rõ ràng và giá cả hợp lý mới được nhà đầu tư Nhật Bản hướng tới.
Thêm nữa, nhà đầu tư Nhật Bản rất chú trọng vào chất lượng dự án nên thường mong muốn được nắm quyền quyết định trong quá trình phát triển. Mặt khác, họ cũng đánh giá rất cao những kinh nghiệm, sự hiểu biết về kiến thức địa phương đồng thời cũng cần sự hỗ trợ của đối tác Việt Nam trong quá trình làm việc với nhà chức trách địa phương. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư còn khá mới mẻ với cách thức phát triển dự án tại Việt Nam nên mong muốn được hợp tác với những nhà phát triển dự án giàu kinh nghiệm đã từng thực hiện nhiều dự án tốt để học hỏi kinh nghiệm, ông Sử Ngọc Khương lưu ý.
Nhà đầu tư Nhật Bản thường rất thận trọng và dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu mỗi thị trường cũng như từng dự án họ nhắm đến. Những thương vụ thành công gần đây cho thấy nhà đầu tư Nhật Bản đã tự tin để đầu tư và sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam nếu tìm được những cơ hội phù hợp với tiêu chí đầu tư của họ. Không chỉ là cơ sở cho những thương vụ tiếp theo để mở rộng danh mục đầu tư của họ, chúng tôi tin rằng những thương vụ này ít nhiều còn tạo tâm lý tự tin cho những nhà đầu tư Nhật Bản khác đang quan tâm đến thị trường Việt Nam nhưng còn dè dặt đứng ngoài, ông Khương khẳng định.
Điều quan trọng tiếp theo câu chuyện dòng vốn Nhật đổ vào thị trường chính là việc tạo nên cú hích cho các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, mỗi nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau sẽ có những tiêu chí đầu tư và kỳ vọng khác nhau phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Mức độ chấp nhận rủi ro này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia cũng như văn hóa của mỗi dân tộc. Vì vậy, nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, hay nhà đầu tư từ các quốc gia khác sẽ có những yếu tố khác nhau tác động đến quyết định đầu tư của mình. Về phía thị trường bất động sản Việt, lúc này khấp khởi hy vọng được đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài, cũng nên nhớ lại câu chuyện của năm 2010, khi hàng loạt các chủ đầu tư ngoại đã khôn khéo “nội địa hóa vốn đầu tư cho các dự án của mình”. Và mọi chuyện chỉ vỡ ra khi thị trường lao dốc.
Vũ Sơn



 [/chitiet]


Cảnh xa hoa tại thành phố "ma" Jing Jin City



Jing Jin đã được liệt kê vào danh sách các thành phố ma ở Trung Quốc.


Cảnh xa hoa tại thành phố "ma" Jing Jin City

Chính quyền quận Baodi của Thiên Tân cùng với nhà phát triển bất động sản Hopson Development bắt đầu xây dựng dự án vào năm 2002. Bốn năm sau đó, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn Jing Jin là một trong 11 thành phố vệ tinh của thủ đô - một thành phố thân thiện với môi trường và cung cấp nhiều hoạt động vui chơi giải trí nằm sát Bắc Kinh và Thiên Tân.


Tuy nhiên, hiện tại thành phố xa hoa này không một bóng người nguyên nhân bởi nơi đây quá xa với Thiên Tân. Theo nhiều người, nơi này chỉ phù hợp với những người đã nghỉ hưu.

Cảnh xa hoa tại thành phố
Khải Hoàn Môn, được đặt tên theo Arc de Triomphe ở Paris, dẫn tới một khu vực rộng lớn, gấp khoảng 5 lần quận Wan Chai của Hongkong. 
Cảnh xa hoa tại thành phố
Nơi đây có ó ít nhất 3.000 biệt thự, một khách sạn 5 sao, một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng, sân golf, bảo tàng, chùa, hai trường đại học, các trung tâm giải trí và một lô đất rộng chưa được xây dựng.
Cảnh xa hoa tại thành phố
Thành phố hiện đại này có đủ thứ nhưng thiếu sự sống của con người. 
Cảnh xa hoa tại thành phố
Một nửa trong tổng số 53km2 dự án vẫn chưa được phát triển, và còn có nhiều kế hoạch xây thêm 4.000 căn biệt thự khác nữa.
Cảnh xa hoa tại thành phố
Được biết, Hopson Development đã đầu tư hơn 20 tỷ Nhân dân tệ vào dự án.
Cảnh xa hoa tại thành phố
Khách sạn 800 phòng Hyatt Regency 
Cảnh xa hoa tại thành phố

Khách sạn xa hoa này có nhân viên phục vụ nhiều hơn số khách ở

Cảnh xa hoa tại thành phố
Hầu hết các biệt thự đều đã được bán song chủ của chúng hiếm khi tới đây. 

Cảnh xa hoa tại thành phố
Đường phố ở Jing Jin vắng lặng. 
Cảnh xa hoa tại thành phố
Hầu hết các cửa hàng dẫn tới trung tâm thành phố đều trống rỗng. 


Tuệ Minh






Chủ Dự án Hyundai Hillstate “thách” khách hàng khởi kiện

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Đứng trước khả năng bị khách hàng khởi kiện ra tòa, chủ đầu tư Dự án Hyundai Hillstate không hề lo ngại và cho rằng, sẽ sẵn sàng theo đuổi.

    [/tomtat]
[chitiet]



Ông Yun Han Won (ảnh nhỏ), đại diện chủ đầu tư cho biết, sẵn sàng theo kiện nếu nhóm khách hàng khởi kiện chủ đầu tư ra tòa
Trước đó, Đầu tư Bất động sản đã có bài phản ánh về tranh chấp của hơn 40 khách hàng mua căn hộ Dự án Hyundai Hillstate (quận Hà Đông) với chủ đầu tư là Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây.
Theo đó, sau gần 3 năm đàm phán quyền lợi để chuyển sang thực hiện hợp đồng mua bán không đi đến thống nhất, nhóm khách hàng đã thông qua văn phòng luật sư ủy quyền gửi đơn khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), thậm chí, việc kiện chủ đầu tư ra tòa án cũng đã được nhóm khách hàng cân nhắc.
Trả lời phỏng vấn Đầu tư Bất động sản cuối tuần qua, ông Yun Han Won, Giám đốc hành chính của Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây khẳng định, việc nhóm khách hàng có tranh chấp lo lắng về tính pháp lý của Dự án là không có cơ sở. Doanh nghiệp đã làm đúng, làm đủ các thủ tục cần thiết với cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện Dự án. Vì thế, khách hàng mua nhà sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
Giải thích việc tranh chấp kéo dài, vị này cho biết, thời gian qua, chủ đầu tư đã đồng ý điều chỉnh theo nhiều yêu cầu của nhóm khách hàng trên. Tuy nhiên, mỗi khi chủ đầu tư lùi một bước, khách hàng lại tiến một bước, gây khó khăn trong việc đàm phán với công ty mẹ bên Hàn Quốc. Tranh chấp vì thế cũng kéo dài, nhưng chưa thể đi đến thống nhất.
Cho rằng tranh chấp kéo dài do phía khách hàng, song ông Yun Han Won cũng thừa nhận, bản hợp đồng góp vốn - nguyên nhân xảy ra tranh chấp, có nhiều điều khoản có lợi cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, những điều khoản này đã được điều chỉnh cân bằng hơn trong hợp đồng mua bán hiện nay.
Ông Yun Han Won cho rằng, chủ đầu tư đã rất khó khăn trong việc thuyết phục công ty mẹ giảm giá cho các khách hàng cũ, vốn là một trong các nội dung chính nhóm khách hàng có tranh chấp yêu cầu (được giảm giá theo giá bán mới). Tuy nhiên, việc ưu đãi giãn tiến độ nộp tiền như các khách hàng mới là không thể, do khách hàng góp vốn đã có thời gian tới 3 năm để đóng tiền. Theo hợp đồng, tại thời điểm sắp bàn giao nhà, khách hàng phải đóng tới 70%, nhưng hiện hầu hết mới chỉ đóng khoảng 30% giá trị hợp đồng.
Về khả năng rút vốn của khách hàng, đại diện Hyundai RNC Hà Tây cho biết, việc chấm dứt hợp đồng và rút vốn chỉ được tiến hành khi có sự đồng thuận của cả bên bán lẫn bên mua. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư chưa có chính sách nào cho phép khách hàng được rút vốn. Trong khi đó, theo quy định của hợp đồng góp vốn, lẫn hợp đồng mua bán, các bên không được tự ý chấm dứt hợp đồng. Khách hàng chỉ được chấm dứt hợp đồng khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, từ khi triển khai dự án, chủ đầu tư luôn tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng, triển khai dự án đúng tiến độ. Vì vậy, chủ đầu tư cũng chờ các khách hàng hoàn thành nghĩa vụ. Đại diện chủ đầu tư cho biết, trong số 41 khách hàng có tranh chấp với chủ đầu tư, nhiều người mong muốn rút vốn, song nếu rút vốn thời điểm này, khách hàng sẽ chịu thiệt hại rất nặng với các khoản phạt hợp đồng.
Mặt khác, dù chưa chuyển sang hợp đồng mua bán, nhưng đến hạn bàn giao nhà tới đây, các khách hàng góp vốn cũng có nghĩa vụ phải nhận bàn giao nhà. Liên quan đến khả năng nhóm khách hàng có tranh chấp sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa, đại diện Hyundai RNC Hà Tây cho rằng, đó là quyền của khách hàng và nếu có, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng theo đuổi vụ kiện.
Như vậy, sau gần 3 năm khiếu nại, các khách hàng mua căn hộ tại Dự án Hyundai Hillstate không thể rút vốn, cũng không thể tiếp tục đàm phán với chủ đầu tư. Trong khi đó, đối với chủ đầu tư, danh tiếng sẽ bị ảnh hưởng và việc bán hàng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là mức giá bán tại dự án hiện vẫn được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung (khoảng 24 triệu đồng/m2).
Trọng Tuyến



 [/chitiet]


Dự án Thăng Long Mansion - "Thiên đường" dang dở



Dự án Thăng Long Mansion do CTCP Đầu tư phát triển đô thị Thăng Long làm chủ đầu tư từng được giới thiệu như một "Thiên đường mơ ước cho người tiêu dùng một cảm giác sang trọng, tiện nghi, lịch lãm, cuộc sống thăng hoa".


Dự án Thăng Long Mansion là một tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, khu văn phòng và căn hộ cao cấp. Công trình gồm 5 tòa nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.500m2 với 9 khu chức năng: 2 khu văn phòng 17 tầng, chung cư có 2 block A và B cao 30 tầng, văn phòng 21 tầng, văn phòng Công ty Trung Tín, Bể bơi trên mái, sân tennis, vườn dạo được ví như một dự án “ngôi sao mới” ở phía Tây Hà Nội.
Theo giới thiệu, dự án nằm tại vị trí "vàng" tại ngã tư đường Lê Đức Thọ - Hàm Nghi, ngay gần Sân vận động Mỹ Đình và gần rất nhiều trường đại học, bệnh viện lớn.
Giữa năm 2011, khi thị trường căn hộ có dấu hiệu đi xuống rõ rệt, chủ đầu tư đã có ý định mở bán và căn hộ Thăng Long Mansion và nhiều đơn vị môi giới quảng cáo rao bán với giá cao ngất ngưởng 34 - 37 triệu đồng/m2. Nhưng vào đúng thời điểm bất động sản bắt đầu "lao dốc", giá cao khiến dự án đã chìm nghỉm.
Thời điểm đó, dự án đã xây xong tầng 4. Năm 2012, dự án đã xây đến tầng 7 (có tòa mới xây đến tầng 3), rồi “đắp chiếu” từ hàng năm nay. Hiện, tầng hầm và khuôn viên Dự án đang được tận dụng làm bãi trông giữ xe, rửa xe.
Theo quan sát của phóng viên, hiện sắt thép trên công trường đã bắt đầu hoen gỉ.
Hữu Tuấn





Nhà có giá 2 tỷ đồng vẫn giao dịch tốt

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thị trường trầm lắng nhưng những sản phẩm bất động sản có giá trị trên dưới 2 tỷ đồng vẫn giao dịch khá tốt bởi phù hợp với người tiêu dùng.

    [/tomtat]
[chitiet]



Thị trường bất động sản vẫn diễn ra khá chậm chạp đặc biệt phân khúc có giá trị lớn 4-5 tỷ đồng trở lên do lực cầu yếu. Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường vẫn là phân khúc đất, nhà có trị giá thấp trên dưới 2 tỷ đồng.
Qua phán ảnh của nhiều sàn bất động sản, những giao dịch thành công gần đây thường là những căn hộ chung cư sắp sử dụng được, có giá tầm trên dưới 2 tỷ, hoặc những căn nhà hoặc đất thổ cư nhỏ, giá khoảng 1,5- 2 tỷ đồng.
Chị Nguyễn Minh Hạnh (giám đốc sàn BĐS VNI) cho biết, tại khu vực Nam Trung Yên, hơn 1 tháng nay khách hàng chủ yếu nhắm đến các căn hộ bình dân với diện tích nhỏ. Tuy nhiên, do nguồn cung ít nên khách hàng không dễ tìm kiếm được những căn hộ kiểu này.
“Hiện tại do lượng tiền mặt rất khan hiếm vì vậy các loại hình nhà đất nằm trong dự án đô thị mới có giá trị 5-7 tỷ đồng rất ít giao dịch thành công. Thế nhưng, lô đất thổ cư diện tích 45-50 m2 hoặc căn hộ có trị giá 1,7 - 2 tỷ đồng lại được nhiều người hỏi mua". Chị Hạnh cho biết.
Trong báo cáo tình hình thị trường của các đơn vị tư vấn cũng chung một nhận định, mặc dù thị trường đóng băng nhưng phân khúc căn hộ có mức giá tầm trung lại có giao dịch rất tốt.
Chính vì vậy, nhiều chủ đầu tư “chạy đua” mở bán các dự án chung cư bình dân có diện tích nhỏ, với giá bán dao động từ 10 - 17 triệu đồng/m2 như Hòa Bình Green City; HUD3 Tower, Phúc Thịnh Towervà Xuân Phương Viglacera, Đặng Xá (Gia Lâm), Tây Hà Tower (huyện Từ Liêm), … Nhiều khách hàng cũng đã quyết định mua bán thời điểm này để tận dụng vay vốn ưu đãi gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay phân khúc căn hộ cao cấp, nhà thấp tầng, đất nền không có nhiều biến động. Riêng phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, giá cả hợp lý, vị trí thuận lợi và nhà ở đã hoàn thiện vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng.
Đơn cử như khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, chủ đầu tư mở bán 144 căn hộ có diện tích từ 47- 69 m2, giá bán trung bình 13,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) thì chỉ tính trong nửa đầu tháng 5/2013 đã bán được 118 căn (hơn 80%).
Ngoài ra, hàng loạt các dự án chung cư như VP5 khu đô thị mới Linh Đàm, quận Hoàng Mai; Dự án chung cư CT11 Kim Văn-Kim Lũ, quận Hoàng Mai; Dự án Đại Thanh, huyện Thanh trì, Hà Nội; Dự án Ehom4 của Công ty Nam Long - Thành phố Hồ Chí Minh đều có tín hiệu khả quan.
Báo cáo cũng cho thấy, việc các Ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động và cởi mở hơn trong việc cho vay mua nhà ở, tâm lý nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường, nguồn vốn cho thị trường bớt căng thẳng, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn đã bắt đầu có tín hiệu khả quan. Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động hơn trong việc đề xuất các giải pháp maketing bán hàng, khuyến mại, giao sản phẩm căn hộ xây thô để khách hàng tự hoàn thiện...
Tại TP Hà Nội và TP.HCM, một số dự án phát triển nhà ở đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu căn hộ sang diện tích nhỏ, hoặc chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Đây là một trong các hiệu ứng tích cực của Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đối với thị trường bất động sản, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Khánh An



 [/chitiet]


Nhà ở xã hội cũng ‘lách luật’ huy động vốn

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Khách hàng mua nhà tại dự án nhà thu nhập thấp 143 Trần Phú rất bất ngờ khi nhận được thông báo đến nộp tiền đặt cọc để “chắc chân” có một suất nhà ở xã hội.

    [/tomtat]
[chitiet]

Tiền đặt cọc…tùy tâm

Chị Hà, một khách hàng đang nộp hồ sơ mua nhà tại dự án nhà thu thu nhập thấp 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) thuộc Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư cho biết, mới đây chị rất bất ngờ khi nhận được thông báo từ SDU yêu cầu đến công ty nộp 70 triệu đồng đặt cọc mua nhà và ký vào bản cam kết do chủ đầu tư soạn sẵn và phát với nội dung người mua nhà tự nguyện nộp số tiền đặt cọc.
“Tôi rất ngạc nhiên vì mua nhà thu nhập thấp theo quy định là người mua chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp cho chủ đầu tư. Các hồ sơ đạt tiêu chuẩn sẽ nộp lên Sở Xây dựng để xét duyệt. Vì vậy, việc chủ đầu tư yêu cầu đặt cọc như vậy là không bình thường”, chị Hà chia sẻ.
Phối cảnh dự án 143 Trần Phú
Cũng theo chị Hà, SDU chỉ đưa ra một mức đặt cọc là 70 triệu đồng, không hơn không kém. Nếu tất cả 366 khách hàng cùng nộp 70 triệu đồng, chủ đầu tư sẽ thu được hơn 20 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ, ít ai có thể giám sát được họ dùng số tiền này vào mục đích gì.
Đặc biệt, theo một khách hàng tên Nguyễn Văn Cường, chủ đầu tư hứa hẹn, nếu nộp đặt cọc sẽ chắc suất mua nhà hơn khiến cho nhiều người rất phân vân. Nộp thì sợ mất tiền, không nộp thì sợ mất quyền mua nhà.
“Chúng tôi cũng rất lo lắng, nếu nộp tiền đặt cọc, chẳng may sau này không bốc thăm được căn hộ phù hợp với gia đình mình, mua thì không ở được mà không mua thì mất tiền đặt cọc”, anh Cường bày tỏ.
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú (Q.Hà Đông, Hà Nội) là một trong những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển sang nhà ở xã hội đầu tiên.
Công trình có tổng diện tích xây dựng 2.590m2, cao 35 tầng, tổng diện tích sàn lên đến 48 nghìn m2, mức đầu tư là 560 tỉ đồng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 với hơn 512 căn hộ.
Trao đổi với PV VTC News xung quanh việc thỏa thuận đặt cọc với khách hàng, ông Hoàng Văn Anh, giám đốc SDU cho biết, do có nhiều khách hàng đến đặt cọc rồi sau đó lại xin rút hồ sơ về, nên công ty mới yêu cầu khách hàng phải ký thỏa thuận nộp tiền đặt cọc để họ phải cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định nộp hồ sơ.
Số tiền đặt cọc theo ông Hoàng Văn Anh là… tùy tâm. Mức cao nhất là 70 triệu đồng, còn không giới hạn mức thấp nhất.
Để minh chứng cho điều này, ông Hoàng Văn Anh cho biết, đến nay đã có khoảng 9 khách hàng nộp tiền đặt cọc với mức tiền là 30, 50 và 70 triệu đồng.
“Đây là số tiền đặt cọc để “giữ chân” khách hàng và là thỏa thuận dân sự, không trái luật. Khách hàng có thể đặt cọc hoặc không đặt cọc và không ảnh hưởng đến việc xét duyệt hồ sơ”, ông Hoàng Văn Anh nhấn mạnh.
Cũng theo giám đốc SDU, công ty đã lập một tài khoản ở ngân hàng SHB để cất giữ tiền đặt cọc của khách hàng, cam kết không sử dụng vào mục đích khác, chủ đầu tư chỉ giữ giúp. Khi ký hợp đồng mua nhà, số tiền đặt cọc sẽ được chuyển thành tiền đóng đợt 1. Nếu khách hàng không mua sẽ mất tiền đặt cọc.
Ông Hoàng Văn Anh cũng cho biết, hiện chủ đầu tư đã tiếp nhận và trình Sở Xây dựng Hà Nội duyệt được 366 trường hợp đủ tiêu chuẩn mua nhà của dự án.
Nhiều khuất tất
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong lúc nộp hồ sơ mà có cam kết đặt cọc để không rút hồ sơ là chuyện bình thường. Còn trong qúa trình xem xét chấm điểm, nếu đủ điều kiện sẽ thành khoản tiền đặt cọc trong hợp đồng. Nếu không đủ điều kiện mua sẽ phải trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng.
“Việc đó không sai nếu hợp đồng đặt cọc là hợp đồng đặt cọc nộp hồ sơ. Như là đi mua hồ sơ thầu, chưa biết anh trúng thầu hay không nhưng một là anh phải trả lệ phí mua hồ sơ, hai là có thủ tục đặt cọc dự thầu. Sau này nếu anh trượt sẽ trả lại. Nếu như thế thì không trái với luật”, Thứ trưởng Nam phân tích.
Nếu đứng về phía chủ đầu tư, việc ký một bản thỏa thuận đặt cọc với khách hàng để “giữ chân” là không trái luật và có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên, khi “mổ xẻ” cụ thể vấn đề thì còn rất nhiều điểm cần phải làm rõ.
Thứ nhất, ông Hoàng Văn Anh khẳng định, đến thời điểm này mới có 366 hồ sơ đạt yêu cầu, trong khi số căn hộ của dự án là 512. Như vậy, cung nhiều hơn cầu. Vậy nếu đứng về phía khách hàng, việc đặt cọc chỉ là thỏa thuận và số tiền thì “tùy tâm”, chắc chắn sẽ không có khách hàng nào dại gì ký vào bản thỏa thuận tự nguyện nộp tiền đặt cọc này. Trừ khi việc ký này là bắt buộc.
Thứ hai, theo phản ánh của khách hàng “nếu nộp đặt cọc sẽ chắc suất mua nhà hơn”. Phải chăng vì điều này nên một số khách hàng mới chấp nhận ký vào bản thỏa thuận đặt cọc. Đây có lẽ là lời lý giải hợp lý hơn cho việc dù số tiền tùy tâm và không bắt ký nhưng khách hàng vẫn ký.
Nếu như vậy, câu hỏi về tính công bằng và sự minh bạch trong xét duyệt hồ sơ nhà thu nhập thấp lại khiến nhiều khách hàng phải đặt câu hỏi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, sau khi nộp hồ sơ, chủ đầu tư sẽ gửi lên Sở Xây dựng duyệt. Sau đó sẽ niêm yết công khai. Sau 45 ngày công khai không có vấn đề gì kiện cáo thì mới được ký hợp đồng với khách hàng.
Như vậy, người quyết định là Sở Xây dựng, vậy việc chủ đầu tư hứa “chắc chân” hơn là điều không bình thường.
Lãnh đạo một doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội (xin giấu tên) cho hay, đây là lần đầu tiên thấy dự án nhà ở xã hội áp dụng đặt cọc mua nhà đối với khách hàng.
Theo vị này, điều kiện mua nhà ở xã hội ở nước ta quy định đã khá chặt chẽ, doanh nghiệp không nên làm phức tạp thêm, vô tình tạo hàng rào tiếp cận mua nhà đối với người nghèo.
Hơn nữa, ở Hà Nội hiện nay cũng ít dự án có vị trí đẹp như 143 Trần Phú nên việc chủ đầu tư lo giữ chân khách hàng là thừa.
“Rất có thể đây một chiêu lách luật để huy động vốn của khách hàng trong thời kỳ khó khăn”, ông này nhận định.
VTC



 [/chitiet]


Giảm giá nhà, phá tan băng

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thị trường bất động sản trầm lắng, tình trạng đóng băng kéo dài, chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập đã làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Để tự cứu mình, các doanh nghiệp đã phải có nhiều biện pháp và trong thời gian gần đây thị trường bất động sản lại bắt đầu dậy sóng.

    [/tomtat]
[chitiet]



Phối cảnh dự án The EverRich 3 của Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt
Với mục tiêu giải quyết triệt để hàng tồn kho nhằm thu hồi một phần vốn, tạo nguồn thu để tiếp tục hoàn thiện hay đầu tư cho dự án khác, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích cầu, trong đó có giảm giá dự án, khuyến mại hoặc chào bán với giá thấp hơn.
Nhiều biện pháp kích cầu
Đình đám nhất trong cú sốc giảm giá thị trường bất động sản gần đây phải kể đến Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí công bố giảm giá 30% dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2) hay Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm giá 50% căn hộ tại hai dự án (quận 7).
Cuối năm nay, hai đại gia bất động sản cao cấp tại Tp.HCM đã bất ngờ tạo một cú sốc mạnh cho thị trường khi tuyên bố đại hạ giá sản phẩm đến hơn 50% cho đất nền biệt thự ven sông và nhà phố thương mại dự án cáo cấp The EverRich3 (phường Tân Phú, quận 7).
Theo đó, giá đất nền dự án này từ 80-100 triệu đồng/m2 giảm chỉ còn 40 triệu đồng/m2. Việc giảm giá sốc này sẽ giúp công ty đảm bảo đảm bảo dòng tiền đầu tư, triển khai thi công các dự án khác và chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh năm tới.
Bên cạnh đó, dự án Sunrise City (phường Tân Hưng, quận 7) của Công ty Cổ phần Bất động sản Novaland cũng chính thức công bố giảm giá bán căn hộ cao cấp khu North Towers giai đoạn 3 xuống còn 27 triệu đồng/m2.
So với giá bán khu South Tower giai đoạn 1 là 50 triệu đồng/m2, giá thành hiện nay đã giảm gần 50%. Nếu như trước đây, muốn sở hữu một căn hộ Sunrise City, khách hàng phải tốn ít nhất 4 tỷ đồng, thì nay chỉ còn 1,8 tỉ đồng.
Việc các doanh nghiệp hạ giá bán các dự án đã cho thấy trước khả năng giá cả thị trường sẽ còn tiếp tục xu hướng giảm xuống nhưng với sự giảm giá của 2 chủ đầu tư dự án lớn trong đợt này như một đòn mạnh đánh vào thị trường, đặc biệt là phân khúc cao cấp ở khu Nam Sài Gòn.
Trước tới nay chưa có một dự án cao cấp nào giảm giá mạnh đến như vậy. Từ thời điểm này, các chủ đầu tư muốn tồn tại buộc phải hạ giá thành dự án không thể giữ giá quá cao hay tăng giá lên như trước đây. Sự kiện này có thể xem như tín hiệu mở đầu cho làn sóng giảm giá mạnh trong thị trường bất động sản.
M&A đến hồi nhộn nhịp
Trước áp lực chạy đua giảm giá sản phẩm, không ít doanh nghiệp do đầu tư dàn trải nhiều dự án, thiếu vốn, mất khả năng phát triển dự án đã quyết định sáp nhập hoặc chuyển nhượng dự án (M&A) nhằm tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp hoặc thu hồi vốn đầu tư để tập trung vào các dự án chủ lực.
Đơn cử Vingroup chuyển nhượng và bàn giao tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn Vincom Center A Tp.HCM hay Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố bán bớt một số dự án bất động sản; Lotte Hotels & Resorts mua lại 70% Khách sạn Legend (quận 1, Tp.HCM) từ Quỹ Cơ hội Việt Nam củaVina Capital; Công ty Group mua lại dự án sân golf tại huyện Nhà Bè (Tp.HCM) từ Công ty GS Engineering & Construction (Hàn Quốc), Futaland và Công ty Cổ phần Đức Khải chuyển nhượng dự án New Pearl Residences trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tp.HCM) cho Công ty Vạn Thịnh Phát... đã làm thị trường bất động sản ngày càng sôi nổi hơn.
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, để vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay và có thể tồn tại, các doanh nghiệp phải có sự thích nghi với diễn biến thị trường để kịp thời có sự thay đổi quyết định chính xác.
Theo một số nhà đầu tư, sau thời gian trầm lắng, thị trường gần đây lại sôi nổi hơn. Bên cạnh việc nhà đầu tư chào bán các dự án với giá thấp hay thực hiện việc chuyển nhượng, các dự án nhà ở xã hội được Chính phủ phát triển mạnh trong thời giam qua với nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đã làm thị trường bất động sản sôi động và gần như đang bắt đầu tan băng.
Các căn hộ giá bình dân chen vào thị trường với giá cả hợp lý, chất lượng ổn định hay nguồn cung có sẵn sẽ là thời điểm tốt cho những chủ đầu tư có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn mua lại các dự án.
Bửu Hương



 [/chitiet]


Copyright © 2013 Nhà Cho Thuê Quận 3 and Blogger Templates - Anime OST.