Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thẩm định giá tài sản thế chấp: Cần độc lập hơn

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thiếu vắng vai trò của thẩm định giá (TĐG) độc lập trong các hoạt động tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo là tài sản/bất động sản cao như hiện nay.

    [/tomtat]
[chitiet]

Đó là quan điểm của ông Ngô Văn Phương, Quản lý bộ phận Tư vấn và thẩm định giá của CBRE, thẩm định viên đầu tiên tại Việt Nam nhận bằng chứng nhận do Viện thẩm định giá Hoàng gia Anh cấp.
Ông có nhận xét gì về việc các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp ít sử dụng dịch vụ thẩm định giá của một tổ chức trung gian uy tín. Đó có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao ở các khoản vay có tài sản đảm bảo là tài sản/bất động sản như hiện nay?
So với các nước khác, dịch vụ TĐG tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai, thể hiện qua các đặc điểm sau.
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp TĐG hay thẩm định viên chưa nhiều. Ngành TĐG còn đang loay hoay với việc áp dụng khái niệm giá trị thị trường và các nguyên tắc đi kèm để xác định giá trị thị trường công bằng và chính xác nhất.
Thứ hai, đại bộ phận người dân, khi mua bán tài sản, đất đai, thường tự đánh giá tài sản mà không cần ý kiên chuyên môn, hoặc nếu có thì chỉ là tham khảo nguồn thông tin“không chính thống”. Do đó, giá thường được định quá cao hoặc không phát hiện ra các yếu tố rủi ro trong mua bán tài sản. TĐG không chỉ thực tế là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật.
Thứ ba, việc định giá tài sản cho vay thế chấp từ trước tới nay là chuyện nội bộ của các ngân hàng. Tuy nhiên, TĐG nội bộ của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường do những xung đột về lợi ích (ngân hàng và khách hàng), do hạn chế về kinh nghiệm, dẫn tới định giá quá cao hoặc quá thấp. Việc tồn tại bộ phận định giá của ngân hàng từ trước tới nay chủ yếu nhằm mục đích quản lý rủi ro các tài sản đảm bảo của ngân hàng. Ngân hàng vẫn “độc quyền” trong dịch vụ TĐG, chưa sẵn sàng chuyển việc này sang các công ty TĐG chuyên nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tỷ lệ cao, hay bong bóng bất động sản trên thế giới là do định giá sai. Định giá sai có thể do chất lượng và kinh nghiệm của thẩm định viên, nhưng chủ yếu lại là nguyên nhân khách quan đến từ những yếu tố bên ngoài tác động tới giá trị và việc định giá.
Nói như ông thì TĐG độc lập là cần thiết trong các hoạt động tín dụng có tài sản thế chấp?
Sử dụng TĐG độc lập là yêu cầu tất yếu của kinh tế thị trường, là thông lệ ở các thị trường phát triển. Nhưng đây là chiến lược lâu dài, không thể ngay lập tức thay thế công ty quản lý nợ và khai thác tài sản hay công ty định giá của ngân hàng. Hiện tại, theo đánh giá của chúng tôi, tuy chưa nhiều nhưng cũng ghi nhận một số ngân hàng thương mại cổ phần đã đánh giá đúng được tầm quan trọng của việc thuê định giá ngoài để hạn chế, phòng ngừa và giải quyết nợ xấu.
Vậy hiện tại, dịch vụ TĐG độc lập có thể đóng góp gì cho quá trình xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản, theo ông?
Chúng tôi cho rằng, vai trò của TĐG độc lập đối với việc xử lý nợ xấu còn tương đối mờ nhạt. Theo kinh nghiệm giải quyết nợ xấu tại một số nước, việc cần làm đầu tiên là đánh giá giá bán của nợ xấu tại thời điểm hiện tại. Giá trị sổ sách, ghi nhận từ trước là bao nhiêu không còn quan trọng nữa, bây giờ điều cốt yếu là thanh lý được bao nhiêu. Khi thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay, giá trị của tài sản đảm bảo giảm xuống là đương nhiên, trước giảm 10% nay chỉ còn 50% thậm chí ít hơn. Nếu không có TĐG độc lập thì người có trách nhiệm rất khó để đưa ra quyết định và việc không dám quyết định dẫn đến xử lý nợ xấu kéo dài.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bán bất động sản nhưng thường đưa ra mức giá cao, khiến bên mua không chấp nhận được. Lời tư vấn của ông trong tình huống này là gì?
Vai trò của dịch vụ TĐG là đưa ra giá trị xác thực nhất của tài sản, là giá trị mà ở đó người mua và người bán dễ dàng gặp nhau nhất. Đây không nhất thiết là giá giao dịch cuối cùng của tài sản, nhưng sẽ là căn cứ căn bản để hai bên thương thảo với nhau. Việc thuê TĐG nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, đảm bảo tính khách quan. Những khó khăn thường gặp với thẩm định viên trong thời điểm này là làm sao để người bán nhận biết được giá trị thực của tài sản. Bất động sản tăng trưởng quá nhanh, quá nóng trong những năm gần đây đã làm các chủ đất/dự án ảo tưởng về giá trị của tài sản của mình.
Được biết, gần đây, có nhiều hơn nhà đầu tư nước ngoài sử dụng dịch vụ TĐG của CBRE. Điều đó có phải là dấu hiệu cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường bất động sản Việt Nam?
Việc sử dụng dịch vụ TĐG của nhà đầu tư nước ngoài là việc rất bình thường. Họ sử dụng dịch vụ TĐG trong tất cả các giai đoạn phát triển của dự án. Từ khi nghiên cứu thị trường, huy động vốn, tới các thương vụ M&A. Hiện nay, CBRE ghi nhận một số lượng đáng kể các yêu cầu định giá cho mục đích M&A. Từ đầu năm tới giờ, theo thống kê của chúng tôi, trên 50% các yêu cầu định giá thuộc mục đích này.
Thu Hương thực hiện
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



 [/chitiet]


Mua lại tài sản bằng vốn vay: Khi chuyện hiếm trở thành phổ biến

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Ngày càng có nhiều thương vụ M&A được tiến hành thành công mà tài sản được mua lại chủ yếu bằng vốn vay (Leveraged buyouts – LBO).

    [/tomtat]
[chitiet]


Điều này được giới chuyên gia đánh giá đã và đang trở thành một hình thức M&A phổ biến
Từ vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội
Trong tầm ngắm của nhiều “thợ săn” nội và ngoại, Daewoo Hà Nội là một địa chỉ kinh doanh dịch vụ sở hữu vị trí vàng – một cửa ngõ Thủ đô ngay nội đô Hà Nội. Một trong những thợ săn danh tiếng, có tiềm lực và có cơ hội để việc sở hữu Daewoo Hà Nội gần như chỉ còn trong gang tấc vào thời điểm Daewoo hé lộ ý định bán, là một DN lớn – đồng hương của chủ sở hữu Daewoo cũ - Lotte Hàn Quốc. Năm 2010, Lotte sở hữu một lô đất lớn đối diện Daewoo nên việc nhắm Daewoo để hợp nhất đất đai và mở rộng quy mô hạ tầng đầu tư với hai bên mua bán đều là chuyện dễ đoán.
Cũng năm 2010, Daewoo thông báo kế hoạch bán toàn bộ 70% vốn tại liên doanh Daeha (trong đó tài sản quan trọng chính là khách sạn Daewoo) cho Lotte. Tháng 1/2011, Daewoo và Lotte ký một bản ghi nhớ, theo đó, Lotte sẽ trả 111 triệu USD để sở hữu 100% cổ phần của Daewoo tại Daeha. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Hanel, một đối tác liên doanh tưởng như lép vé trong thương vụ săn mua mà Daewoo không để ý vào phút chót, đã lật ngược thế cờ. Hanel khi đó tuy chỉ năm 40% trong liên doanh Daewoo - Hanel để đầu tư Khu công nghiệp Sài Đồng A với Cty liên doanh Daewoo – Hanel, mà giá trị vốn góp được quy đổi bằng quyền sử dụng 407 ha đất và mặc dù dự án này chưa đi đến đâu do phía Daewoo chưa góp đủ tiền mặt, nhưng đất mà Hanel đại diện đưa vào quyền vốn góp thì vẫn còn nguyên đó. Quan trọng hơn, Hanel đang nắm chắc trong tay điều khoản về quyền “ưu tiên mua” thuộc về các đối tác trong Liên doanh. Điều đó có nghĩa, khi mà Daewoo bán cổ phần, hay bán tài sản thay cho cổ phần trong tổ hợp Daeha thì Hanel sẽ được ưu tiên mua, và ngược lại. Theo giới thạo tin, đất mà Hanel đưa vào tổ hợp liên doanh để triển khai khách sạn Daewoo trước đây, là một… ao rau muống.
Nói một cách khác, mua lại bằng quyền ưu tiên góp vốn liên doanh là ao rau muống, chuyện Hanel sở hữu Daewoo có thể ví như một thương vụ ly kỳ, ngoạn mục nhưng cũng là bài học rất đáng giá trong các thế liên doanh mà hầu hết xưa nay phần bị thiệt đều thuộc về phía DN Việt. Mặt khác, giá trị thương vụ mua lại 70% cổ phần của Daewoo, với giá được cho là khoảng 100 triệu USD đó, khi đó, không hề nhỏ và theo các nguồn tin, phần lớn do Hanel được đảm bảo tài chính một tổ chức tín dụng và một số DN nhà nước khác. Hanel rõ ràng đã sở hữu Daewoo không hoàn toàn bằng tiền túi của mình.
Đến những thương vụ khác
Một số các thương vụ DN nước ngoài mua lại DN VN và DN trong nước M&A với nhau mà hình thức LBO là chủ đạo cũng đã diễn ra trên thị trường. Thương vụ đình đám Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria cũng là một điển hình của LBO. Cụ thể, để hoàn tất kế hoạch đầu tư 45 triệu USD mua lại toàn bộ chuỗi 6 khách sạn và resort của EEM Victoria (HK) Limited tại VN, trở thành thương vụ lớn nhất trong ngành du lịch và khách sạn, Thiên Minh đã được Cty Tài chính quốc tế (IFC) cho vay 12 triệu USD, trong đó có 3,5 triệu USD có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, thương vụ bán cho nhà đầu tư nước ngoài: PT Semen Gresik mua lại Xi măng Thăng Long, cũng là M&A với hình thức LBO. Đây được xem là một thương vụ khủng mà theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Thuân - TGĐ CTCP Truyền thông Tài chính StoxPlus, nó mang tầm cỡ quốc gia và được sự ủng hộ từ Chính phủ hai nước. PT Semen Gresik là một Cty của Indonesia do Nhà nước sở hữu chi phối. Cty xi măng Thăng Long là một trong những Cty Xi măng lớn nhất của VN, có cổ đông lớn nhất lúc đó là Geleximco – Cty CP XNK Tổng hợp HN, tất nhiên, muốn bán 70% cổ phần cho DN nước ngoài, cũng phải được sự cho phép của Chính phủ do DN có lĩnh vực hoạt động liên quan đến quyền khai thác tài nguyên môi trường. Theo Giám đốc tài chính của PT Semen Gresik – Ahyanizzaman tiết lộ với báo chí Indonesia, nguồn vốn được sử dụng để mua cổ phần từ Geleximco bao gồm 40% vốn tự có của DN và 60% vốn vay.
Một chuyên gia tư vấn đầu tư cho hay từ trường hợp mua bằng vốn vay của PT Semen Gresik, và kéo theo là xu hướng đầu tư vào ngành xi măng, không loại trừ các bên mua sẽ sử dụng chính thỏa thuận góp vốn được ký kết, và sau đó là tài sản được hình thành từ khoản vay mua, để vay tiếp những khoản vốn mới và thực hiện M&A liên hoàn trong cùng ngành – một chiến lược thâu tóm mà DN Việt sẽ khó chống đỡ.
Tóm lại, dù xu hướng LBO trên thị trường M&A thời gian qua chưa thực phổ biến tại VN, song với những diễn biến của khoảng 2,3 năm trở lại đây, thì có nhiều khả năng hình thức M&A bằng LBO sẽ sớm trở thành “chuyện thường” và sẽ được nhiều DN, đặc biệt các tập đoàn ưa chuộng. Hình thức này, theo ông Johan Nyvene - TGĐ CTCK HSC, nếu có rủi ro, phần lớn sẽ là rủi ro trước hết cho chính bên mua do bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm danh mục đầu tư của mình khi không phải bằng nguồn vốn tự có, thậm chí nếu bên mua lạm dụng đòn bẩy tài chính lãi suất cao để khuếch đại danh mục đó.
Ngoài ra, cũng không loại trừ bên mua đặt kỳ vọng và định giá tài sản bên bán quá cao, nhưng thực tế hoạt động kinh doanh sau đó lại không được như mong đợi, thì những kế hoạch “phụ” đi kèm như phát hành cổ phiếu, thế chấp tài sản vừa được vay mua để vay tiền trả nợ… cũng sẽ gặp khó khăn.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp M&A bằng LBO, bên bán cũng không phải không có rủi ro. Bởi nếu bên mua bị “giữa đường đứt gánh” về vấn đề tài chính (do không chủ động vốn tự có), hai bên nếu phải hủy thỏa thuận hợp đồng thì chi phí cơ hội mà bên mua phải mất là không hề nhỏ.
Lê Mỹ




 [/chitiet]


Con đường loạn giá của bất động sản

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Giá nhà đất ở Việt Nam được ghi nhận cao gấp 25 lần thu nhập của người dân, 5 lần so với khu vực, tăng 100 lần so với 20 năm trước.

    [/tomtat]
[chitiet]



Theo đánh giá của ông Đặng Đức Thành, Ủy viên BCH VCCI, thị trường bất động sản Việt Nam mới được hình thành rõ khoảng 10 năm trước, có thể nói đó vẫn là một thị trường còn non trẻ, và nhiều tiềm năng. Trải qua hơn 10 năm thị trường BĐS đã có nhiều sự biến động mạnh, khiến giá nhà đất được đẩy lên rất cao, vượt qua khả năng hấp thụ của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, một hai năm gần đây, “quả bóng” này bắt đầu xì hơi và dần trở về giá trị thực của nó.
Yếu tố đầu tiên khiến giá bất động sản tăng là lãi suất cho vay ở Việt Nam quá cao, và kéo dài nhiều năm (năm 2010 -2011 xoay quanh 18%, năm 2012 khoảng 15%, và 3 tháng 2013 khoảng 14%), trong khi trên thế giới và khu vực lãi suất chỉ khoảng 7%/năm. Đây là yếu tố đầu tiên làm tăng cao chi phí, và tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các công ty BĐS.
Thứ hai, hiện nay chủ đầu tư bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, là tính quyền sử dụng đất theo giá thị trường làm ảnh hưởng mạnh đến tăng giá cả nhà đất ở Việt Nam.
Thứ ba, mỗi dự án xin cấp phép cũng mất trung bình 3-5 năm, kéo dài quá lâu nên dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí hành chính, điều này cũng góp phần bổ sung vào chi phí đầu vào của dự án, làm đẩy giá nhà đất lên cao.
Thứ tư, là do tình trạng “xí phần” dự án, đầu tư tràn lan trong khi việc cấp phép dự án BĐS của chính quyền còn lỏng lẻo, làm cho sự phát triển không cân xứng,là một nguyên nhân quan trọng gây biến động mạnh giá cả bất động sản.
Yếu tố quan trọng cuối cùng mà ông Thành chỉ ra là hiện tượng biến động giá bất động sản theo chính sách tiền tệ -tín dụng, giá BĐS tăng giảm theo chính sách quản lý chặt chẽ hay nới lỏng.
Điều này lại càng làm giá BĐS biến động tăng mạnh khi Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn hàng chục ngàn tỷ VNĐ đầu tư trái nghành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đẩy giá lên cao.
Khánh An
VNMEDIA



 [/chitiet]


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi tin rằng thời gian tới thị trường BĐS sẽ ấm lên”


“Chúng tôi đưa ra giải pháp làm ấm dần thị trường BĐS như quy hoạch lại thị trường, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản, mở rộng tín dụng cho người mua nhà”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ. Ảnh Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ. Ảnh Chinhphu.vn

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, trưa 27/9 theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời đối thoại với các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.


Sau khi có bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ. Phần đối thoại đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ truyền trực tiếp.

Tại buổi đối thoại, đồng Chủ tịch một công ty tài chính có hợp tác với châu Á đã đưa ra câu hỏi: "Đầu năm nay (chúng tôi) có đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City. Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ làm gì kích cầu bất động sản?"
"Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh đầu tư của các bạn vào Vingroup , một đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam, trong lĩnh vực bất động sản", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ Tướng cũng cho biết thêm: "Chúng tôi đưa ra giải pháp làm ấm dần thị trường này: quy hoạch lại thị trường, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản, mở rộng tín
Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, công ty thành viên của Vingroup - Tập đoàn BĐS hàng đầu Việt Nam trong tháng 5/2013.
dụng cho người mua nhà… Giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ... nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam, tôi tin rằng thời gian tới thị trường sẽ ấm lên và 200 triệu đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công".
Ở một câu hỏi khác, đồng Chủ tịch một quỹ đầu tư tài chính ở Việt Nam cho rằng: "Năm 2007 chỉ số cạnh tranh của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy". Vị này cũng đưa ra câu hỏi "Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại Việt Nam?"
Trả lời câu hỏi trên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tác động vào Việt Nam. Kinh tế VN không tăng trưởng cao như 10 năm trước. 3 năm qua chúng tôi chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng 3 năm qua, từ 2010 đến nay, vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống NH theo chuẩn quốc tế là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.
"Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc NHNN đã cam kết trước Quốc hội điều đó. Chúng tôi tin là sẽ làm được", Thủ Tướng nói.
Bên cạnh đó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết: "Chúng tôi đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn. Hiện nay, đầu tư FII vào thị trường chứng khoán rất tốt. Theo UB chứng khoán Nhà nước, gần đây đầu tư này đã đạt 8 tỷ USD. Tối nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm cổ phần 30% trong TCTD. NHNN cũng đang xem xét nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam".
Tuệ Minh (Lược ghi)
Theo Trí Thức Trẻ






Hủy bản án vụ khách hàng kiện Quốc Cường Gia Lai

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Ngày 27-9, TAND TP.HCM xử phúc thẩm vụ khách hàng mua căn hộ chung cư Quốc Cường Gia Lai (đường Trần Xuân Soạn, Q.7) kiện đòi tiền bồi thường chậm giao căn hộ do phía chủ đầu tư.

    [/tomtat]
[chitiet]

Một buổi đối thoại giữa ban quản lý chung cư Quốc Cường Gia Lai với khách mua nhà.
Một buổi đối thoại giữa ban quản lý chung cư Quốc Cường Gia Lai với khách mua nhà.

Tại phiên tòa, Công ty Quốc Cường cho rằng chung cư Quốc Cường Gia Lai được hợp tác xây dựng với Công ty TNHH thương mại phát triển nhà Hưng Thịnh nhưng bản án sơ thẩm không đưa Công ty Hưng Thịnh vào tham gia vụ kiện là không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công ty này.

TAND TP.HCM nhận định việc cấp sơ thẩm (TAND Q.3) không đưa Công ty Hưng Thịnh vào tố tụng là thiếu sót, vi phạm tố tụng nên tuyên chấp nhận kháng cáo của Công ty Quốc Cường, hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
Trước đó, khi xét xử sơ thẩm vụ kiện này, bản án sơ thẩm của TAND Q.3 đã tuyên cho khách hàng Nguyễn Thị Bích Ngọc (chủ căn hộ A1507) thắng kiện, buộc Công ty Quốc Cường phải bồi thường cho bà Ngọc số tiền hơn 258 triệu đồng vì chậm giao căn hộ hơn 13 tháng.
Theo C.Mai
Tuổi Trẻ



 [/chitiet]


Hà Nội: Sẽ cấp thẳng "sổ đỏ" căn hộ chung cư cho dân


Ngoài việc cấp sổ đỏ cho các căn hộ chung cư thông qua chủ đầu tư dự án, sắp tới Hà Nội sẽ nhận hồ sơ trực tiếp của các cư dân trong dự án và cấp sổ đỏ trực tiếp cho người dân.

Hà Nội: Sẽ cấp thẳng "sổ đỏ" căn hộ chung cư cho dân

Sáng 27/9, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” với sự tham gia của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, công tác Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố còn tồn đọng nhiều.

Hiện Hà Nội có 223 dự án, số dự án đang triển khai xây dựng là 70%. 223 dự án tương ứng với 220 nghìn căn hộ, số căn hộ đã bàn giao đạt 120 nghìn căn. Hiện UBND đã cấp giấy chứng nhận cho 30 nghìn căn hộ, còn lại 80 nghìn căn hộ chưa được thực hiện cấp giấy chứng nhận.

Theo ông Nghĩa, 80% số căn hộ tồn đọng này chủ yếu là do sai phạm của các chủ đầu tư như: chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính; dự án xây dựng sai mật độ sai quy hoạch; chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, đổi tên dự án.....

Để khắc phục tình trạng này, ông Nghĩa cho biết, ngoài việc cấp sổ đỏ cho các căn hộ chung cư thông qua chủ đầu tư dự án, sắp tới Hà Nội sẽ nhận hồ sơ trực tiếp của các cư dân trong dự án và cấp sổ đỏ trực tiếp cho người dân. Đối với dự án nhà ở chủ đầu tư sai phạm vẫn cấp giấy chứng nhận cho người dân và xem xét xử phạt chủ đầu tư sau.

Ông Nghĩa cho biết, hiện nay Thành phố Hà Nội đang cố gắng tập trung cấp nốt 80 nghìn căn hộ tồn đọng trong năm 2013. Thành phố cũng đã đưa ra một số biện pháp để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận cho dự án như thông báo trực tiếp đến chủ đầu tư có dự án phát triển nhà ở để họ liên hệ thực hiện công tác cấp giấy. Sau khi có thông báo đến lần thứ 3 các chủ đầu tư ko đến thì sẽ thanh tra, xử lý, xử phạt chủ đầu tư.

Theo thống kê, trong số 223 dự án phát triển nhà ở thì hiện Hà Nội mới nhận được liên hệ của 110 doanh nghiệp, số lượng chủ đầu tư nộp hồ sơ còn rất ít.

Được biết, trước đó Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) TP.HCM cũng đã đề xuất việc cấp thẳng sổ đỏ cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở thay vì thông qua chủ đầu tư và đã được UBND TP đồng ý.

Theo đó, Sở TN&MT cho biết những dự án nào người dân đã đóng đủ tiền, chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có vướng mắc với bên thứ ba, thì sẽ tiến hành cấp trực tiếp cho người mua... Trong những dự án nhà ở chủ đầu tư sai phạm sẽ xem xét cấp ngay sổ đỏ cho người mua nhà, xử lý chủ đầu tư sau.

Cũng theo Sở TN&MT TPHCM, không phải dự án nào cũng có thể cấp trực tiếp cho dân mà phải rà soát hết sức rõ ràng. Đối với những trường hợp chủ đầu tư đã thu tiền đủ của khách hàng mà vẫn lấy sổ đỏ đi thế chấp, sẽ kiến nghị UBND TP và các ngành liên quan kiên quyết xử lý.

Thanh Ngà
Theo Trí Thức Trẻ





Địa ốc ồ ạt bung hàng dịp cuối năm

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thời điểm cuối năm được xem là thời điểm vàng của thị trường BĐS, do vậy, chủ đầu tư các dự án tranh thủ ồ ạt xả hàng.

    [/tomtat]
[chitiet]

Địa ốc ồ ạt bung hàng dịp cuối năm

Thị trường địa ốc từ Bắc vào Nam trong những tuần vừa qua liên tục có những thông tin bán sản phẩm ra thị trường, phần lớn vẫn ở phân khúc căn hộ, tuy nhiên, một động thái mới của thị trường đất nền đô thị là đã có nhiều dự án mở bán lại sau nhiều quý gần như “đóng băng”.

Hà Nội: Đất nền khởi động, nhà giá rẻ bung hàng
Dự án chung cư Hà Nội vẫn tiếp tục “bung hàng” mạnh trong một tháng trở lại đây, những dự án căn hộ giá rẻ vẫn đang tạo được sức hút của người mua. Trong số nhiều dự án, giới địa ốc vẫn đang “say” với tòa chung cư giá rẻ thứ hai của đại gia Lê Thanh Thản thuộc khu đô thị Kim Văn Kim Lũ (gần Linh Đàm), các căn hộ dự án này được bán ra dao động từ 10-14,5 triệu đồng/m2, giá trị căn hộ từ 500 – 1 tỉ đồng. Trong tuần vừa qua, sàn BĐS Mường Thanh luôn sôi động với hoạt động giao dịch các căn hộ, trong đó có nhiều người mua ở thực nhưng cũng không ít “cò đất” đầu cơ trục lợi.
Bên cạnh nhà thương mại giá rẻ, thì loại hình căn hộ khác đang được người mua quan tâm là nhà xã hội, loại nhà này đang được nhiều chủ dự án tập trung triển khai mới hoặc chuyển công năng từ dự án nhà thương mại, bởi được sự hỗ trợ của nhà nước. Trong đó, 2 dự án mới nhất vừa “ra lò” là Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế -Chèm, tổng số khoảng 2000 căn hộ, diện tích từ hơn 36m2 đến 70m2, giá bán từ 9 – 10,8 triệu đồng/m2. Hiện cả 2 dự án đang nhận hồ sơ đăng ký mua nhà từ người mua.
Ở phân khúc trung cấp, đại diện sàn BĐS Nhadat24h.net cho biết cũng vừa đạt được hợp đồng phân phối độc quyền giai đoạn 2 dự án CT2 Trung Văn của Vinaconex 3, giá bán từ 19 triệu đồng đến 20,5 triệu đồng/m2.
Dự án này có vị trí thuộc khu đô thị mới Trung Văn (Từ Liêm), cách Trung tâm hội nghị Quốc gia khoảng 1km. Các căn hộ có các diện tích từ 70 m2 đến 136 m2, đóng tiền làm 4 đợt, dự kiến quý 1/ 2014 giao nhà.
Trước đó khá nhiều dự án cũng đã bung hàng như Tây Hà Tower, Discovery Complex, CT2A Tân Tây Đô,…Còn ở loại hình biệt thự, liền kề cũng đang cho thấy sự khởi động trờ lại của các dự án sau nhiều quý gần như “đóng băng” không giao dịch. Trong đó, Nam An Khánh tung ra 153 căn, giá bán từ 17,8 triệu đồng/m2;
Dự án Ao Sào của Lũng Lô 5 cũng chuẩn bị ra hàng với giá dưới 30 triệu đồng/m2, KĐT Đại Kim của Hancinco cũng rục rịch với giá dao động từ 35-40 triệu đồng/m2; Viglacera cũng đang đẩy mạnh bán dự 33 căn liên kề Xuân Phương và biệt thự Đặng Xá 2,…
Địa ốc Tp.HCM: Cuộc đua giảm giá chưa ngừng
Với địa ốc Tp.HCM thì cuộc đua giảm giá vẫn đang âm thầm diễn ra trong suốt 4 năm qua. Những “cú sốc” của bầu Đức vẫn đang tạo thêm áp lực cho mảng căn hộ cao cấp ở thị trường này. Đặc biệt là sự kiện mới đây nhất khi bầu Đức tuyên bố đoạn tuyệt với bất động sản, ngay sau đó đại gia Phát Đạt tuyên bố giảm 50% giá bán biệt thự The EverRich 3 so với giá dự kiến ban đầu, còn Novaland thì cơ cấu lại sản phẩm đưa giá căn hộ Sunrise City về mức 27 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án căn hộ khác cũng tính chuyện giảm giá bán như Tân Hương Tower giảm từ 15,3 triệu đồng/m2 xuống còn 12,5 triệu đồng/m2; Sunview Town thì công bố bán chỉ 10,9 triệu đồng/m2; Him Lam Riverside (quận 7) cũng cạnh tranh mạnh bằng chính sách trả 50% giá trị nhận nhà còn 50% trả góp lãi suất 0% trong 3 năm, hoặc lãi suất cố định 6%/năm trong 5 năm,…
Có thể thấy, thị trường khó khăn kéo dài dẫn đến những áp lực không nhỏ về dòng tiền đối với các DN kinh doanh địa ốc. Đã đến lúc họ phải bán sản phẩm của mình bằng mọi giá, chứ không còn e dè, nghe ngóng như trước đây.
Theo lý giải của ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Him Lam Thủ Đô thì trước đây nhiều chủ dự án còn e ngại việc giảm giá sẽ ảnh hưởng đến khách hàng cũ, nhưng nay do nhiều dự án gắp khó về tài chính thì phải giảm giá mới bán được hàng.
Điều này cũng đang là thực trạng chung của thị trường bất động sản hiện nay. Bán hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiều đơn vị, để “thoát” được hàng tồn nhiều dự án phải “cắt” bớt lợi nhuận, thậm chí là lỗ.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ




 [/chitiet]

Biệt thự triệu đô sang trọng ở Đà Lạt lên báo Tây

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
 Theo báo Wall Street Journal, một căn biệt thự 3 tầng kiểu Pháp ở Đà Lạt đang được rao bán với mức giá 1,1 triệu USD.
    [/tomtat]
[chitiet]



Chủ nhân, đồng thời là chủ đầu tư của dự án biệt thự này, bà Lê Ngọc Khánh Tâm, bắt đầu mua dần từng lô đất nhỏ ở Đà Lạt vào năm 2007. Hai năm sau, bà tích tụ đủ diện tích đất và bắt tay thực hiện dự án. Bà Tâm là người Đà Lạt gốc, muốn xây nhà ở những vị trí có hướng nhìn đẹp. Với nguồn tài chính do chồng bà là doanh nhân người Mỹ Barry Israel sắp xếp, căn biệt thự đầu tiên của dự án đã hoàn thành vào tháng 6 năm nay.
Căn biệt thự có kiến trúc nội thất mang đậm phong cách Pháp. “Đà Lạt là một hòn ngọc của Việt Nam”, doanh nhân Israel nói .
Nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, tòa biệt thự có hướng nhìn tuyệt đẹp ra những rặng núi và đồi thông xung quanh. Theo vợ chồng bà Tâm, phong cảnh xung quanh là một trong những điểm hấp dẫn nhất của biệt thự này.
Biệt thự 3 tầng này có mái hiên ở mỗi tầng, tạo thành nơi thư giãn và ngắm cảnh lý tưởng.
Bà Tâm dự kiến xây tổng cộng 7 biệt thự trên khu đất rộng hơn 1 hecta này. Đây là căn đầu tiên của dự án. 4 biệt thự tương tự khác đã xong phần móng, và khoảng 9 tháng nữa thì sẽ hoàn tất. Vợ chồng bà Tâm sống trong biệt thự đầu tiên này.
Căn biệt thự có tổng diện tích sàn vào khoảng 605 m2, 4 phòng ngủ, 8 phòng tắm, và một phòng dành cho người giúp việc. Phòng ngủ chính chiếm toàn bộ tầng trên cùng của biệt thự .
Đây là một phòng tắm dành cho quý bà trong phòng ngủ chính của biệt thự, với sàn lát gỗ sồi nhập khẩu từ Mỹ.
Gian bếp thoáng gọn, đẹp mắt với sàn và kệ lát đá nhập khẩu từ châu Âu.
Ông Israel, người trước đây từng sở hữu câu lạc bộ golf và khách sạn ở Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư không chú ý nhiều tới bất động sản ở Đà Lạt. Ông xem biệt thự này là một cơ hội đầu tư tốt, cũng như một nơi lý tưởng để sử dụng như một căn nhà nghỉ dưỡng.
Biệt thự này nằm gần dinh Bảo Đại, và cách sân bay Liên Khương 29 km.
Căn biệt thự đang được chào bán qua công ty bất động sản CBRE, với mức giá 1,1 triệu USD.
Theo VnEconomy




 [/chitiet]

Những nóc nhà đặc biệt trên thế giới

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]Trên nóc của những tòa nhà cao tầng, người ta cho xây biệt thự, hồ nước, sân bóng, thậm chí cả một ngôi làng

    [/tomtat]
[chitiet].





1. Công trình cheo leo trên nóc nhà (California, Mỹ)

Thiết kế mang tên Fallen Star này là sản phẩm của kiến trúc sư người Hàn Quốc Do Ho Suh, được xây dựng tại đại học Đại học California, San Diego, Mỹ. Trên mái của tòa nhà 7 tầng người ta cho xây dựng một ngôi nhà chìa ra ngoài, cheo leo bên trên. Một nhóm kỹ sư và nhiều chuyên gia đã phải mất tới 7 năm để lên kế hoạch và xây dựng "Fallen Star",

2. Chùa tư nhân trên nóc chung cư cao tầng (Trung Quốc)

Một kiến trúc với mái giống của những ngôi chùa đã được xây dựng trên nóc của chung cư 20 tầng tại thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc. Một đại diện phía cảnh sát địa phương cho biết, việc xây dựng công trình chưa được cấp phép. Mặc dù vậy, theo nguồn tin từ báo giới tại đây, công trình lạ mắt trên mái này đã tồn tại được ít nhất 3 năm. Sự hiện diện của nó dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của những người dân sống tại chung cư này.

3. Biệt thự kề núi trên nóc tòa nhà (Trung Quốc)

Zhang Biqing, một doanh nhân thành đạt, đã dành 6 năm qua để xây dựng căn biệt thự hai tầng cùng với tạo cảnh núi ngay trên một tòa chung cư 26 tầng tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tuy nhiên, căn biệt thự trong mơ của Zhang Biqing, cựu cố vấn chính phủ, sẽ sớm phải bị dỡ bỏ, sau khi chính quyền thành phố ban hành những quy định mới về xây dựng.
Trong suốt 6 năm xây dựng tòa nhà này, người dân xung quanh không ngừng than phiền về tiếng ồn xây dựng. Và khi thấy những khối đá được hình thành bên biệt thự của Biqing, họ tỏ ra lo lắng trọng lượng quá lớn của chúng sẽ gây quá tải lên tòa chung cư. Ngoài ra, toàn bộ dự án này đều là bất hợp pháp, Zhang chưa từng được cấp giấy phép xây dựng cho công trình này.

4. Sân bóng trên nóc nhà (Nhật Bản)

Một sân bóng đã được xây dựng trên mái của nhà ga Shibuya Station, Tokyo, Nhật Bản. Thiết kế này là tác phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng Tadao Ando. Sân bóng được xây dựng vào năm 2001, chuẩn bị cho FIFA World Cup 2002 do Nhật Bản và Hàn Quốc đăng cai tổ chức. Đây là một phiên bản thu nhỏ của sân bóng thông thường với diện tích hơn 4.200 m2.

5. Dãy biệt thự trên nóc trung tâm thương mại (Trung Quốc)

Trước thực trạng đất chật người đông, công ty xây dựng Jiutian International Square của Trung Quốc đã cho xây dựng 4 căn biệt thự trên nóc của một trung tâm thương mại 8 tầng tại thành phố Chu Châu.Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm 4 gia đình giàu có, công ty này dự định dành 4 căn biệt thự này cho 160 nhân viên quản lý bất động sản của tòa nhà.

6. Hồ trên mái nhà (Anh)

Cái hồ trên nóc tòa nhà Selfridges tại London này mới được mở cửa trở lại lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ II. Nước hồ có màu xanh ngắt và người ta còn phục vụ cocktail cho du khách vãn cảnh hồ.
Năm 1940, sau khi tòa nhà bị đánh bom dữ dội, chủ nhân tòa nhà H.Gordon Selfridge đã thề sẽ không bao giờ mở cửa khu vườn trên nóc. Vào những năm 1920-1930, khu vườn này thường được dùng để tổ chức các show diễn thời trang.

7. Ngôi làng trên nóc chung cư (Hà Lan)

Một công ty thiết kế của Hà Lan đã cho xây dựng một khu làng trên nóc của một tòa chung cư, tận dụng triệt để không gian trên mái để tạo thêm nơi ở và làm việc cho nhiều người. Khu làng này được thiết kế giống như thật với thung lũng và công viên, ghế băng và bể bơi. Những hàng lan can cao tạo cảm giác riêng tư cần thiết cho người dân sống tại ngôi làng này.

8. Nhà trên nóc nhà mái (Trung Quốc)

Được hoàn thành vào năm 2012, những căn nhà được xây dựng trên nóc một nhà máy tại Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, kích thước của những căn nhà này không đúng với thiết kế ban đầu khi xin giấy phép xây dựng. Vì vậy việc xây dựng những căn nhà này là trái phép luật.

9. Nhà lộn ngược trên nóc trụ sở của Strabag (Slovakia)

Trên nóc trụ sở tại Slovakia của công ty xây dựng Strabag (Áo) là một tòa nhà lộn ngược. Công ty này đã thuê kiến trúc sư Erwin Wurm thiết kế thêm một công trình trên nóc tòa nhà có tên SKC Bratislava của mình. SKC Bratislava, được thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư MHM Architects, là một tòa nhà văn phòng hiện đại, tận dụng nguồn năng lượng nhiệt địa.
Oddee/Tri Thức
 [/chitiet]






Những dấu hiệu khởi sắc của bất động sản tại Hà Nội

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Sau một đợt suy thoái kéo dài, giá giảm mạnh và mất tính thanh khoản, thị trường bất động sản tại Hà Nội hiện đang có những dấu hiệu khởi sắc với lượng giao dịch tăng.


    [/tomtat]
[chitiet]



Những dự án có giá trị thực, hồ sơ pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, giá bán hợp lý đang dần lấy được niềm tin của khách hàng, nhất là những người có nhu cầu ở thực.
Giảm giá 30-50%, đất nền dần hồi phục
Qua khảo sát tại các Văn phòng giao dịch bất động sản, mặc dù lượng người mua chưa tăng nhiều nhưng phân khúc đất thổ cư, đất nền và nhà xây thô tại các dự án đang được khách hàng quan tâm. Tiêu biểu cho sự khởi sắc phải kể đến dự án Nam An Khánh do SUDICO làm chủ đầu tư. Qua hai đợt mở bán vào tháng Ba và tháng Sáu năm nay, dự án đã bán được gần 100 căn biệt thự, nhà liền kề với giá bán thấp hơn rất nhiều so với năm 2012, trung bình khoảng 18,5 triệu đồng/m2.
Tại khu vực phía Tây có một số khu đô thị mới đang có giá bán khá hấp dẫn như An Hưng liền kề dưới 50 triệu đồng/m2, biệt thự khoảng 40 triệu đồng/m2; Văn Phú 40-42 triệu đồng/m2, khu Bắc 32 khoảng 35 đồng/m2, Tân Tây Đô trên 30 đồng/m2…
Còn tại khu vực An Khánh-An Thượng, huyện Hoài Đức, giá đất thổ cư đang ở mức 10-17 triệu đồng/m2 (trước đây “đỉnh điểm” lên tới 30-35 triệu đồng/m2); khu vực huyện Đan Phượng, đất thổ cư có thời kỳ giao dịch từ 60-70 triệu đồng/m2, nay giảm khoảng 30 triệu đồng/m2. Hay tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên mức giá đang dao động từ 15-30 triệu đồng/m2, giảm khoảng 50% so với cách đây hơn một năm. Tại khu vực huyện Thanh Trì, đất thổ cư, có sổ đỏ giá trên dưới 1 tỷ đồng (30-50m2) đã có khá nhiều giao dịch thành công…
Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thời gian qua, giá bất động sản tại Hà Nội đã giảm sâu tới 30-50%, một mức giảm hiếm thấy từ trước đến nay. Lãnh đạo một Công ty kinh doanh nhà ở trên địa bàn thành phố dẫn chứng: nếu áp theo biểu giá tính thuế của quận Hà Đông, tiền sử dụng đất kinh doanh trên trục đường Lê Văn Lương đã có dự án được xác định là 40 triệu đồng/m2 (mức giá trên bao gồm tiền đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác). Nếu bán ở mức giá 50 triệu đồng, chủ đầu tư mới có cơ hội hòa vốn, trong khi giao dịch trên thị trường tự do hiện cũng chỉ ở mức dưới 50 triệu đồng/m2. Tương tự, chung cư tại khu vực này giá đang tính thuế là 16 triệu đồng/m2 kinh doanh. Theo tính toán, giá thành xây dựng chung cư chưa bao gồm tiền đất đã ở 17 triệu đồng/m2, nếu bán ở mức giá này thì chủ đầu tư lỗ vốn.
Đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, cùng với hàng loạt chính sách khuyến mãi của chủ đầu tư và các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội đã có dấu hiệu khởi sắc vì giá đã xuống rất thấp và những người có tiền đã bắt đầu quay lại để mua.
Chung cư thương mại giá rẻ “bung” hàng
Hầu hết các dự án nhà ở thương mại mở bán trong thời gian gần đây đều xung quanh ngưỡng 15 triệu đồng/m2. Các dự án này hấp dẫn người mua không chỉ bởi các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ tín dụng mà còn do vị trí giao thông thuận tiện, gần trung tâm và đã hoàn thiện xây thô, có thể bàn giao sớm như dự án Sail Towers, HUD3 Towers, CT2 Tân Tây Đô…
Mới đây nhất, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (Doanh nghiệp Mường Thanh) đã mở bán khoảng 1.000 căn hộ CT12 thuộc khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai), với mức giá chào bán từ 10-14,5 triệu đồng/m2, diện tích 45-70m2. Việc chủ đầu tư "bung" ra các căn hộ trung bình 500 triệu đồng/căn trong khi phân khúc chung cư thương mại đang trầm lắng đã trở thành điểm nóng khi lượng người đến mua khá lớn, tạo ra sự chênh lệch về giá ngay khi vừa ra hàng, nhất là các căn hộ ở vị trí đẹp.
Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex Xuân Mai, chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết đất nền khu vực quận Hà Đông và các vùng lân cận hiện khá rẻ, bên cạnh đó, các dự án chung cư thương mại cũng liên tục giảm giá khiến khách hàng mua nhà ở xã hội phải cân nhắc, tính toán. Điều này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của loại hình nhà ở xã hội và đây cũng là nguyên nhân khiến khách hàng của Kiến Hưng trả lại nhà thu nhập thấp trong thời gian vừa qua.
Có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người mua nhà ở xã hội
Tính đến hết tháng Sáu vừa qua, lượng tồn kho căn hộ tại thị trường Hà Nội vẫn còn khoảng 4.000 căn. Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, đồng thời cơ cấu lại diện tích và giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Trung, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico5) phân tích: thực tế, không phải người có thu nhập thấp nào cũng chấp nhận mua nhà giá rẻ, rồi hàng ngày phải đi 15-20km đi làm cộng với nhiều chi phí phát sinh khác. “Do vậy, phát triển nhà ở xã hội cần có quy hoạch cụ thể, xác định vị trí để làm sao người dân không bị “đẩy” đi cự ly quá xa so với chỗ làm; đồng thời phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, có chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp lý thì người dân mới mua,” ông Trung nói.
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội Phạm Cao Nguyên cho rằng, thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa tới gói nhà ở cho thuê. Đây là mô hình nhà ở rất phổ biến và thực tế mang lại hiệu quả xã hội lớn tại nhiều quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, các thiết kế nhà ở thu nhập thấp cần đa dạng hơn về mẫu mã, diện tích nhằm đáp ứng sự di chuyển về nơi ở theo sự thay đổi về thu nhập của người lao động.
Theo các kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, nhà ở thu nhập thấp hiện chưa hấp dẫn người mua ngoài các lý do hạn chế về khoảng cách tới trung tâm, dịch vụ công ích và cơ sở hạ tầng, việc có thể sở hữu một căn hộ trên 500 triệu đồng (mức giá 10-12 triệu đồng/m2) vẫn vượt khả năng tài chính của phần đông người lao động có thu nhập còn hạn chế.
Để đạt được mục tiêu 18 triệu m2 nhà ở thu nhập thấp trong 6 năm tới, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với các chính sách hỗ trợ cho người mua, phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm, đặc biệt là hệ thống giao thông và dịch vụ công ích, Hà Nội cần chú trọng vào nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng các công trình nhà ở nhằm hạ giá thành, nới rộng khả năng tiếp cận dịch vụ nhà ở của người lao động.
Minh Nghĩa





 [/chitiet]
Copyright © 2013 Nhà Cho Thuê Quận 3 and Blogger Templates - Anime OST.